Lá Tía Tô - Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Từ Việc Uống Lá Tía Tô
Lá tía tô được sử dụng như một trong những loại thực phẩm giúp tăng tính hấp dẫn cho món ăn. Bên cạnh đó, thảo dược còn được dùng làm thuốc giải độc hải sản, điều trị bệnh đường hô hấp và chữa bệnh da liễu. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng giảm đau xương khớp, hỗ trợ chữa đau dạ dày và dự phòng ung thư.
Lá tía tô và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe
+ Tên khác: Tử tô đối với hạt, lá gọi là tô diệp và cành là tô ngạnh
+ Tên khoa học: Perilla frutescens.
+ Họ: Bạc hà Lamiaceae
Đặc điểm thực vật của lá tía tô
Tía tô là loại cây thân thảo hàng năm, phân nhánh tự do với chiều cao từ 60 – 90 cm. Thân cây có hình vuông với các góc tù, có đường kính 0.5 – 1.5 cm và toàn thân có lông.
Lá cây mọc đối xứng nhau, có chiều dài 7 – 12 cm và rộng từ 5 – 8 cm. Lá thường giảm dần kích thước từ dưới lên trên. Mép lá có răng cưa và được bao phủ bởi lông nhám. Cuống lá dài. Lá có màu tím ở mặt dưới, đôi khi tím ở cả hai mặt. Ở loại khác, lá cây có màu xanh lục hoặc nâu.
Hoa mọc thành cụm có tổ chức dọc theo thân cây. Hoa thường ở đầu cành vào cuối mùa hè. Đài hoa dài khoảng 3 mm, tràng hoa dài 4 – 5 mm với môi dưới dài hơn phần trên. Hoa nhỏ, hình chuông, có màu trắng hoặc tím.
Quả hình cầu, được bao bọc trong đài hoa, có đường kính từ 1 – 2 mm. Quả có màu nâu đen hoặc nâu xám. Khi chín, quả tách mở lộ hạt bên trong. Hạt hình cầu, cứng hoặc mềm, có màu xám, nâu, nâu sẫm hoặc trắng.
Phân loại
Cây tía tô có hai loại chính là:
Tía tô xanh: Hai mặt lá có màu xanh và mép lá có răng cưa
Tía tô tím: Hay còn gọi với tên khác là tía tô đỏ. Hai mặt lá có màu đỏ. Mép lá có răng cưa
Hình ảnh lá tía tô đỏ
Phân bố và môi trường sống của lá tía tô
Cây tía tô có nguồn gốc từ Đông Nam Á và cao nguyên Ấn Độ. Cây được du nhập và trồng nhiều ở bán đảo Triều Tiên, Nhật bản và Nam Trung Quốc,… Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở đồng cỏ, rìa suối hoặc rừng cây đá khô. Có thể tìm thấy nhiều ở Phú Yên, Bình Định, Lâm Đồng,…
Cây tía tô sử dụng phân Silic Tân Phát Bắc Giang đem lại chất lượng cao và năng suất tốt
Thành phần hóa học của lá tía tô
Một số nghiên cứu chỉ rõ, cứ 100 gram cây tía tô chữa các thành phần hóa học sau:
Calo: 37 calo
Carbonhydrate: 7 gram
Chất đạm
Khoáng chất: Có khoảng 23% canxi
Vitamin C: 43%
Tùy thuộc vào bộ phận mà dược liệu chứa các thành phần khác nhau như:
Hạt tía tô: Chứa 38 – 45% lipid, đặc biệt là acid alpha – linoleic (acid béo chưa bão hòa). Ngoài ra, dược liệu còn chứa các thành phần khác như quercetin, luteolin và axit rosmarinic,…
Lá tía tô: 0.2% tinh dầu chứa các thành phần hóa học như xeton, furan, aldehyde, axit caffeic, axit rosmarinic, flavonoid hoặc hydrocarbon,…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản lá tía tô
Bộ phận dùng: Cành, lá và quả
Thu hái: Dược liệu có thể được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà mỗi bộ phận được thu hoạch ở những khoảng thời gian nhất định. Thông thường, lá cây sẽ được thu hái sau khi gieo hạt 2 tháng. Còn hạt thường thu hoạch sau khi cây già
Chế biến: Dược liệu sau khi hái về đem rửa sạch và phơi khô
Bảo quản: Để tránh ẩm mốc hoặc mối mọt nên cho thảo dược khô vào bao ni lông, cột kín miệng và để ở nơi khô ráo
Tính vị và qui kinh của lá tía tô
Tính vị: Tính ôn và vị cay
Qui kinh: Phế và Tỳ
Tác dụng của lá tía tô
Dược liệu đem lại một số tác dụng có lợi đối với sức khỏe như:
Giúp làm giảm cholesterol: Thảo dược có tác dụng làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Từ đó giúp giảm đau tim và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, thảo dược tự nhiên này còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và chống ung thư
Chất chống trầm cảm: Nhờ chứa đặc tính chất oxy hóa mạnh mẽ, lá tía tô có tác dụng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giúp sản xuất ra chất dopamine. Do đó, giúp làm tăng cảm giác hạnh phúc, hạn chế tình trạng ưu phiền hoặc lo âu. Thêm vào đó, các thành phần hóa học có trong dược liệu còn có tác dụng tối ưu hóa chức năng của não bộ. Thường xuyên sử dụng dược liệu giúp chữa trầm cảm và tăng cường chức năng ghi nhớ
Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể: Các thành phần chứa trong dược liệu có tác dụng kích hoạt interferon. Do đó, giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật
Giảm đau bụng và triệu chứng khó chịu ở dạ dày: Hoạt chất chống oxy hóa flavonoid chứa trong lá tía tô có tác dụng giảm đau bụng và cải thiện tình trạng buồn nôn, đầy hơi và khó chịu ở dạ dày,… Bên cạnh đó, lượng tinh dầu chứa trong dược liệu có tác dụng giảm viêm đau dạ dày, hạn chế tình trạng khó tiêu
Giúp giảm stress: Chất chống oxy hóa có trong dược liệu có tác dụng loại bỏ gốc tự do dư thừa. Sử dụng thường xuyên giúp giảm stress hoặc căng thẳng do tấn công của gốc tự do
Phòng ngừa ung thư: Với lượng lớn chất chống oxy, dược liệu có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Ngăn ngừa sâu răng: Hạt và cây tía tô có chứa nhiều luteolin, có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong miệng. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm sâu răng
Chống nắng: Dầu chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng bảo vệ da khỏi sự tấn công của tia UV. Vì vậy, sử dụng tinh dầu tía tô thoa đều trên da trước khi ra ngoài, giúp chống nắng
Chống trào ngược dạ dày thực quản, giảm khó chịu ở ruột: Axit caffeic, axit rosmarinic và flavonoid chứa trong lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầu hơi ở dạ dày và ruột. Đồng thời giúp giảm cảm giác no, tăng cường cơ thắt thực quản dưới và chống co thắt. Do đó, giúp chống trào ngược dạ dày và giảm co rút ở ruột
Điều trị đau hoặc viêm khớp: Các acid béo có trong dược liệu có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và sưng ở các khớp
Chữa bệnh hen suyễn: Theo tài liệu dữ trữ quốc tế về dị ứng và miễn dịch học cho biết, hạt và lá tía tô có thể cải thiện các bệnh lý đường hô hấp. Bên cạnh đó, thảo dược còn có công dụng tăng dung tích phổi, giúp người bệnh dễ thở hơn. Sử dụng đều đặn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Ngoài những tác dụng nêu trên, dược liệu còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe sau:
Chống nhiễm trùng
Cải thiện các vấn đề về da
Kiểm soát triệu chứng dị ứng
Chữa cảm lạnh, viêm phế quản
Cách dùng và liều lượng sử dụng lá tía tô
Lá tía tô có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Người bệnh có thể chữa bệnh bằng các hình thức sau:
Hãm trà
Sắc nước uống
Đắp ngoài da
Chế biến món ăn
Về liều lượng đắp ngoài, không đáng kể. Tuy nhiên, nếu dùng dưới dạng đường miệng, bệnh nhân nên sử dụng với lượng nhất định. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như độ tuổi mà liều dùng ở mỗi người không giống nhau. Để giảm thiểu rủi ro do quá liều, người bệnh nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô
+ Điều trị chướng bụng
Hái một nắm lá tía tô, đem rửa sạch rồi ngâm nước muối từ 6 – 7 phút. Sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt, thêm một ít muối vào uống.
+ Cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gút
Sử dụng một nắm lá tía tô đem rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt. Bên cạnh đó, có thể dùng dược liệu sắc nước uống mỗi ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đau nhức.
Lá tía tô có tác dụng giảm đau và sưng do bệnh gút gây nên
+ Chữa ngộ độc do ăn hải sản
Sử dụng 10 gram lá tía tô tươi đem giã nát và vắt lấy nước uống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể hái 5 – 10 lá dược liệu, rửa sạch và vò nát, hãm trong nước ấm uống.
+ Trị cảm mạo, cảm thông thường
Dùng 15 – 20 gram lá tía tô đem rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt hòa thêm với một ít nước ấm và uống. Để bài thuốc phát huy tác dụng tốt, sau khi uống thuốc xong nên đắp chăn kín.
Mặc dù mang lại nhiều công dụng hữu ích trong chữa trị bệnh nhưng lá tía tô có thể gây hại đối với sức khỏe. Do đó, trước khi sử dụng dược liệu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu, người có tiền sử dị ứng hoặc đang bị cảm nóng hay ra mồ hôi không nên sử dụng. Bởi thuốc có thể gây phản ứng phụ, tác động xấu đến sức khỏe.